Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn trung gian trong quá trình phát triển của bệnh, khi các búi trĩ bắt đầu phình to và có thể sa ra ngoài nhưng tự co lại. Việc nhận biết và điều trị sớm ở giai đoạn này giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, giảm nguy cơ biến chứng.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết trĩ nội độ 2
Một số dấu hiệu giúp nhận biết trĩ nội độ 2 là:
- Xuất hiện búi trĩ nhưng vẫn có thể tự co lại sau khi đi đại tiện: Đây là dấu hiệu điển hình của trĩ nội độ 2. Khác với trĩ độ 1 (chỉ có cảm giác đau rát, chảy máu nhưng chưa thấy búi trĩ), giai đoạn này búi trĩ đã bắt đầu sa ra ngoài.
- Chảy máu khi đi đại tiện: Máu có thể dính trên giấy vệ sinh, lẫn trong phân hoặc nhỏ giọt, báo hiệu sự tổn thương của các tĩnh mạch hậu môn.
- Ngứa rát, khó chịu vùng hậu môn: Búi trĩ tiết dịch nhầy kích thích vùng da quanh hậu môn, gây ngứa ngáy khó chịu.
- Thường xuyên bị táo bón, đi đại tiện khó khăn: Táo bón làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, khiến búi trĩ ngày càng sưng to.
- Cảm giác vướng víu, nặng nề tại hậu môn: Người bệnh thường xuyên cảm nhận có vật thể lạ trong ống hậu môn, gây khó chịu khi ngồi hoặc di chuyển.

2. Các phương pháp điều trị trĩ nội độ 2
Để điều trị trĩ nội độ 2, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
- Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm táo bón.
- Uống đủ nước: Cung cấp từ 2-3 lít nước/ngày để làm mềm phân, giúp quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Hạn chế thực phẩm có tính kích thích: Tránh đồ cay nóng, rượu bia, cafein vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và táo bón.
- Tăng cường vận động: Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga… để kích thích lưu thông máu.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Không nhịn đi vệ sinh, không rặn mạnh để tránh làm tổn thương tĩnh mạch hậu môn.
2.2. Sử dụng thuốc điều trị
Việc sử dụng thuốc giúp kiểm soát triệu chứng, hạn chế viêm nhiễm và hỗ trợ co búi trĩ. Một số thuốc thường dùng để điều trị trĩ như:
- Thuốc bôi hậu môn: Chứa thành phần giảm đau, kháng viêm như hydrocortisone, lidocaine giúp giảm sưng, giảm đau ngay tại chỗ.
- Thuốc đặt hậu môn: Giúp làm co búi trĩ, giảm viêm và tăng cường bảo vệ niêm mạc hậu môn.
- Thuốc uống tăng cường tĩnh mạch: Thường chứa Diosmin, Hesperidin, Aescin giúp tăng sức bền thành mạch, giảm phù nề, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
2.3. Điều trị trĩ bằng laser
Điều trị trĩ bằng laser là một phương pháp hiện đại không xâm lấn và không cần phẫu thuật can thiệp. Đây là kỹ thuật sử dụng chùm tia laser có năng lượng cao để loại bỏ búi trĩ một cách chính xác và an toàn, giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn và thời gian hồi phục nhanh chóng. Phương pháp này sử dụng chùm tia laser (carbon dioxide hoặc Nd Yag Laser) chiếu trực tiếp lên búi trĩ. Năng lượng từ tia laser sẽ làm phân hủy các mạch máu của búi trĩ, khiến chúng co lại và tạo thành sợi dưới niêm mạc. Qua đó, toàn bộ mô trĩ được loại bỏ một cách hiệu quả, giúp giảm đau, giảm chảy máu.
Ưu điểm của phương pháp này là ít gây chảy máu do tia laser có khả năng đông máu ngay khi điều trị, hiệu quả cao trong việc giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn triệu chứng đau, ngứa và khó chịu. Tiện lợi với thời gian điều trị ngắn (15-30 phút), hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, chi phí điều trị trĩ bằng laser cao hơn so với các phương pháp điều trị khác và có thể tái phát nếu không thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin về bệnh trĩ hoặc sản phẩm Vein Thái Minh, hãy gọi ngay đến hotline miễn phí 1800.1206 để được các chuyên gia hỗ trợ.